Người Úc theo nhiều tôn giáo khác nhau. Mọi người đều có tự do bày tỏ và duy trì truyền thống văn hóa và tôn giáo của mình, trong vòng pháp luật, và có thể tham gia và hội nhập với cương vị là dân Úc. Lúc đầu, có thể quý vị chưa quen với sự đa nguyên như vậy, nhưng nếu có tinh thần khoáng đạt và tôn trọng đối với mọi người, các ý kiến và truyền thống, thì quý vị có thể hội nhập và thành công trong cuộc sống mới của mình.Sự tự do và bình đẳng mà chúng ta được hưởng ở Úc tùy thuộc vào mọi người chu toàn trách nhiệm của mình. Có sự mong đợi rằng quý vị trung thành với nước Úc, hỗ trợ lối sống dân chủ của chúng ta và giúp duy trì các truyền thống của Úc về việc chấp nhận, bao gồm và công bằng cho tất cả mọi người. Các luật liên bang, tiểu bang và lãnh thổ ngăn cấm sự kỳ thị trên nhiều nguyên do (như chủng tộc, phái tính, khuyết tật, tuổi tác hoặc sở thích tình dục) và trong nhiều lãnh vực của đời sống công chúng (như nhân dụng, giáo dục, chỗ ở, việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ, và các hành động của chính quyền).Tiếng Anh là quốc ngữ, mặc dù có khoảng hơn 260 ngôn ngữ, kể cả các ngôn ngữ bản địa, nói tại Úc. Nếu quý vị không nói được tiếng Anh chúng tôi khuyên quý vị nên học tiếng Anh sớm sau khi đến Úc nếu được. Quý vị có thể hội đủ điều kiện được học miễn phí qua Chương trình Anh ngữ Di dân Tráng niên (AMEP). Xem chi tiết về chương trình này nơi trang 5.
Quan Thuế và Kiểm DịchQuí vị có thể tìm hiểu vấn đề quan thuế và kiểm dịch qua sự hướng dẫn của giới chức Toà Đại Sứ hay Lãnh Sự Úc. Họ sẽ cho quí vị biết những gì quí vị có thể hay không thể mang vào đất Úc, những điều kiện đặc biệt quí vị cần phải thoả đáng khi muốn đem theo đồ gia dụng, thú vật, lông, sừng, răng, thịt thú..v..v.. cũng như về nghĩa vụ đóng thuế của quí vị. Muốn biết thêm chi tiết, xin xem trên mạng thông tin: www.customs.gov.au
Tiền bạc và ngân hàngQuí vị nên mua chi phiếu du lịch hoặc các ngoại tệ dễ đổi như Mỹ Kim hay Úc Kim trước khi lên đường qua Úc. Quí vị có thể đổi ngoại tệ qua tiền Úc tại hầu hết các phi trường quốc tế ở Úc.Dân chúng thường giữ tiền trong ngân hàng hoặc một cơ sở tài chánh nào khác. Nếu quý vị mở một trương mục với một trong các nơi này trong vòng 6 tuần sau khi đến Úc, quý vị thường chỉ cần xuất trình hộ chiếu. Sau 6 tuần, quý vị sẽ cần xuất trình thêm các giấy tờ tùy thân khi mở một trương mục.
Chuyên chở
Quý vị cần tìm phương tiện di chuyển từ phi trường tới chỗ ơ của mình. Có các xe buýt và tắc xi tại mọi phi trường quốc tế và tại hầu hết các phi trường khác.Muốn lái xe hơi, quí vị phải có bằng lái của Úc. Bằng lái quốc tế có thể được chấp nhận trong một thời gian ngắn. Hãy liên lạc với cơ quan lộ vận gần nhất tại tiểu bang hoặc lãnh thổ để được chỉ dẫn về cách xin cấp bằng lái. Trong quyển điện thoại niên giám địa phương có liệt kê danh sách và chi tiết liên lạc của các cơ quan liên hệ.Việc không tuân thủ luật giao thông có thể dẫn đến bị phạt tiền tốn kém, mất bằng lái hoặc ngay cả bị tù. Luật lệ tại Úc rất nghiêm khắc về các giới hạn tốc độ và lái xe sau khi uống rượu. Uống rượu hoặc say rượu khi lái xe là bất hợp pháp. Luật lệ của Úc quy định rằng mọi người đi xe hơi đều phải sử dụng dây nịt an toàn hoặc ghế/nôi chận giữ cho trẻ em.
Nhà ở
Khi cần thuê/mua nhà hoặc căn hộ, quí vị có thể xem mục quảng cáo trên báo, trên mạng (internet) hoặc qua các văn phòng địa ốc. Theo thông lệ, người thuê cần phải đóng một khoản tiền thế chân (bond), tương đương với tiền thuê một tháng, cộng với tiền thuê trả trước một tháng. Có thể khó tìm nhà cửa tại Úc và tiền thuê có thể mắc.
Trường Học
Muốn tìm hiểu các trường địa phương, quí vị có thể liên lạc với bộ giáo dục tiểu bang hoặc lãnh thổ. Quí vị có thể tìm chi tiết liên lạc của họ trong quyển điện thoại niên giám địa phương.Việc đi học là bắt buộc cho mọi trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Các độ tuổi này có thể xê xích chút ít tùy theo tiểu bang và lãnh thổ. Quý vị nên ghi danh cho con em mình vào trường sớm ngay khi có thể. Cũng có vườn trẻ (pre-school) cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi. Các lớp này thường là bán thời (pat-time) và không bắt buộc.
An toàn tại Úc
Cũng như bất cứ quốc gia nào, cần phải tránh các nguy hiểm. Bơi ngoài biển hoặc trong sông có thể rất nguy hiểm và có cơ nguy đến tính mạng. Tại các bãi biển, quý vị nên bơi giữa hai lá cờ đỏ và vàng, hoặc đừng bơi. Đứng câu cá trên các ghềnh đá nhô ra biển cũng nguy hiểm đến tính mạng.
Các nơi rừng cây (bush) của Úc có côn trùng và rắn nguy hiểm. Tại các thành phố lớn, quý vị nên cẩn thận về an toàn cho mình lúc tối khuya.
Giá Sinh Hoạt ở Úc
Úc có một giá sinh hoạt cao so với nhiều quốc gia khác. Quí vị cần phải tính xem mình sẽ yểm trợ cho bản thân và gia đình bằng cách nào trong vòng ít nhất 2 năm đầu. Quí vị đừng nghĩ rằng mình sẽ tìm được việc làm ngay.
Phí tổn trong việc dời đổi chỗ ở cũng khá cao. Có các phí tổn đáng kể trong việc di chuyển đến Úc, dời chuyển các thứ gia dụng và thiết lập một chỗ ở mới.
An sinh xã hội
Chính phủ Úc cung ứng các dịch vụ để giúp dân chúng trở nên tự túc và qua cơ quan Centrelink chính phủ cũng hỗ trợ những người gặp cảnh khó khăn. Sở Trợ giúp Gia đình (Family Assistance Office) cung ứng giúp đỡ cho các gia đình. Có nhiều luật lệ chi phối các khoản trợ cấp do Centrelink và Sở Trợ giúp Gia đình điều hành. Thông tin cung ứng ở đây chỉ có tính cách hướng dẫn tổng quát và quý vị phải thảo luận với các cơ quan này về các nhu cầu đặc biệt của mình.
Quí vị có thể tìm địa chỉ và số điện thoại của các văn phòng Centrelink trong quyển niên giám điện thoại địa phương. Bằng cách gọi đến 131 202, quí vị có thể nói chuyện với nhân viên Centrelink và được trả lời bằng các thứ tiếng khác ngoài tiếng Anh. Đây không phải là dịch vụ thông dịch. Mỗi lần điện thoại đến các số này sẽ tốn như một cú gọi địa phương từ bất cứ nơi đâu trên nước Úc. Gọi từ điện thoại công cộng hoặc điện thoại lưu động có thể bị tính mắc hơn.
Centrelink có nhiều thông tin về các dịch vụ và trợ cấp của họ, kể cả nhiều loại thông tin sâu rộng đã được phiên dịch. Muốn biết thêm chi tiết về các ấn bản đã được phiên dịch của Centrelink, điện thoại 131 202 hoặc xem trên mạng thông tin www.centrelink.gov.au và bấm chữ We speak your language (Chúng tôi nói ngôn ngữ của quý vị) trên trang mạng của Centrelink.
Có thể lấy thêm chi tiết về trợ cấp an sinh xã hội hoặc các thỏa ước quốc tế về an sinh xã hội trước khi đến Úc, qua: Trang mạng: www.centrelink.gov.auGửi thư đến: Centrelink International Services GPO Box 273 HOBART TAS 7001 AUSTRALIAĐiện thoại: 131 673 (Dịch vụ Quốc tế của Centrelink tại Úc) 131 202 (để được hướng dẫn thông tin qua các thứ tiếng khác ngoài Anh ngữ) +613 6222 3455 (ngoài nước Úc) (Ghi chú: Nếu quý vị muốn gọi đến các Dịch vụ Quốc tế của Centrelink từ bên ngoài nước Úc, có sẵn các số điện thoại miễn phí từ nhiều quốc gia. Xem mạng thông tin của Centrelink để có danh sách các số này.)
Thời gian chờ đợi 104 tuần để được trợ cấp an sinh xã hội
Hầu hết các di dân mới đến Úc phải cư ngụ tại đây với cương vị là cư dân thường trú trong 104 tuần trước khi có thể được cấp hầu hết các khoản trợ cấp an sinh xã hội, kể cả trợ cấp thất nghiệp, đau yếu, học sinh, người chăm sóc và một số trợ cấp khác. Không có thời gian chờ đợi đối với trợ cấp Giúp đỡ Gia đình.
Việc nhận được trợ cấp hỗ trợ lợi tức sẽ tùy thuộc hạng chiếu khán của quý vị, nghĩa là xét xem quý vị là người có chiếu khán thường trú hoặc tạm thời và hoàn cảnh riêng của quý vị, kể cả lợi tức và tài sản. Chỉ có các khoảng thời gian sống tại Úc với cương vị là cư dân thường trú mới được tính vào thời gian chờ đợi. Để hội đủ điều kiện được trợ cấp cao niên và khuyết tật, thông thường quý vị phải ở Úc được 10 năm.
Các công dân Tân Tây Lan mà đến Úc với Chiếu khán Diện Đặc biệt (Special Catergory Visa – SCV) thì thường không hội đủ điều kiện đối với hầu hết các trợ cấp hỗ trợ lợi tức trừ khi họ ở tại Úc vào ngày 20 tháng Hai 2001 hoặc đã ở Úc được 12 tháng trong 2 năm ngay trước ngày này. Nếu quý vị đến Úc sau ngày này với cương vị là người có chiếu khán SCV thì thường quý vị sẽ cần nộp đơn để xin và được cấp chiếu khán thường trú và sau khi được cấp chiếu khán còn phải trải qua thời gian chờ đợi trước khi sẽ hội đủ điều kiện nhận được trợ cấp. Một người có chiếu khán SCV vẫn có thể hội đủ điều kiện được Trợ cấp Gia đình (xem bên dưới) hoặc một số Thẻ Chăm sóc Y tế. Cũng có một Thỏa ước An sinh Xã hội với Tân Tây Lan có bao gồm Trợ cấp Cao niên và Trợ cấp Hỗ trợ Khuyết tật và Trợ cấp cho người Chăm sóc, trong các tình huống hạn chế.
Điều rất quan trọng là nên hiểu rằng quí vị cần có đủ tiền để yểm trợ cho mình (và những người lệ thuộc của mình) ít nhất là cho 2 năm đầu tại Úc. Nếu quí vị có người bảo lãnh hoặc người bảo đảm tài chánh, quý vị nên hỏi họ, trước khi mình đến Úc, để biết họ có sẵn sàng giúp đỡ mình hay không và khả năng giúp đỡ của họ ra sao.
Những trường hợp không phải chờ đợi hai năm
Nếu quý vị là di dân vào Úc theo diện nhân đạo, hoặc là bạn đời hoặc trẻ em lệ thuộc của một người tị nạn; là công dân Úc, hoặc là bạn đời hoặc trẻ em lệ thuộc của một công dân Úc; hoặc là cư dân thường trú đã ở Úc được hai năm vào bất cứ khi nào, quý vị có thể được miễn thời gian chờ đợi hai-năm đối với hầu hết các trợ cấp an sinh xã hội.
Nếu quý vị là người chăm sóc cho một người là cư dân thường trú và nếu quý vị có chiếu khán người Chăm sóc cá biệt, quý vị có thể được miễn thời gian chờ đợi đối với Trợ cấp người Chăm sóc (Carer Payment). Quý vị cũng có thể hội đủ điều kiện để được Phụ cấp người Chăm sóc (Carer Allowance) và loại phụ cấp này không có thời gian chờ đợi.
Trong thời gian chờ đợi, quí vị có thể được hưởng Trợ cấp Đặc biệt nếu như quí vị gặp khó khăn tài chánh trầm trọng vì phải chịu đựng sự thay đổi hoàn cảnh đáng kể ngoài tầm kiểm soát của mình. Chỉ có những trường hợp ngoại lệ mới được hưởng hình thức trợ cấp này. Việc không thể tìm được việc làm hoặc hết tiền tiêu không phải là lý do đầy đủ để được hưởng Trợ cấp Đặc biệt.
Sau khi có chiếu khán thường trú ở Úc, nếu quí vị lâm vào cảnh góa bụa, bị khuyết tật hoặc trở thành cha/mẹ đơn chiếc, quí vị có thể hội đủ điều kiện lãnh trợ cấp (allowance) hoặc tiền cấp dưỡng (pension). Quí vị cũng có thể được lãnh tiền cấp dưỡng nếu quí vị thuộc diện được qui định trong một thỏa ước an sinh xã hội quốc tế, cho dù quí vị chưa sống ở Úc tới 10 năm. Úc có thỏa ước an sinh xã hội với một số quốc gia. Xem trang mạng của Centrelink để biết danh sách các quốc gia này.
Bảo Trợ
Một số di dân có thể cần phải cung cấp sự Bảo Trợ (Assurance of Support) với tiền thế chân hoặc không có tiền thế chân (bond), tùy loại chiếu khán của họ, trước khi đơn xin chiếu khán của họ có thể được chuẩn nhận. Sự Bảo Trợ là sự bảo đảm từ một công dân Úc hoặc cư dân thường trú của Úc nêu rằng họ sẽ cung ứng hỗ trợ tài chánh cho quý vị trong thời gian Bảo Trợ và sẽ chịu trách nhiệm đối với bất kỳ khoản trợ cấp an sinh xã hội nào có thể được trả cho quý vị. Nếu quý vị di dân theo diện có Bảo Trợ và có nộp đơn xin và nhận trợ cấp an sinh xã hội trong thời gian Bảo Trợ, người bảo trợ cho quý vị sẽ có trách nhiệm trả lại khoản tiền đã được trả cho quý vị.
Nếu việc Bảo Trợ có gồm tiền thế chân, và quý vị nhận trợ cấp an sinh xã hội trong thời gian Bảo Trợ, thì khoản tiền trả cho quý vị sẽ được khấu trừ trước tiên từ tiền thế chân, và người bảo trợ cho quý vị sẽ có trách nhiệm trả lại khoản tiền nào đã trả cho quý vị mà vượt trên khoản tiền thế chân. Điều này bất kể việc quý vị đã hoàn tất thời gian chờ đợi hoặc được miễn thời gian chờ đợi.
Muốn biết xem loại trợ cấp nào có thể phải trả lại dưới kế hoạch Bảo Trợ, hãy liên lạc Centrelink qua số 132 850.
Giúp đỡ các gia đình có con
Các di dân mới tới Úc có con cái còn lệ thuộc có thể xin các Trợ cấp Gia đình để giúp họ trang trải phí tổn nuôi con. Thường thì quí vị phải có chiếu khán thường trú (permanent visa) và sinh sống thường trực tại Úc mới hội đủ điều kiện được trợ cấp này, nhưng cũng có một số ngoại lệ. Không có thời hạn chờ đợi cho loại phụ cấp này. Trợ cấp Gia đình chỉ nhằm phụ thêm cho lợi tức chứ không đủ để nuôi sống gia đình.
Các Trợ cấp Gia đình bao gồm Trợ cấp Thuế Gia đình (Family Tax Benefit) Phần A, Trợ cấp Thuế Gia đình Phần B và Trợ cấp Giữ trẻ (Child Care Benefit) và khoản Chước giảm Giữ trẻ (Child Care Rebate). Số tiền Trợ cấp Thuế Gia đình mà quí vị có thể được hưởng sẽ tùy theo số trẻ trong gia đình của quí vị và số tuổi của chúng cũng như tổng số lợi tức hàng năm của gia đình quí vị trong năm lợi tức hiện tại. Quí vị có thể được lãnh Trợ cấp Giữ trẻ để giúp trả chi phí giữ trẻ. Khoản Trợ cấp Giữ trẻ mà quí vị có thể nhận được sẽ tùy vào lợi tức hàng năm của gia đình quí vị trong năm lợi tức hiện tại, loại dịch vụ giữ trẻ mà quí vị chọn (được chuẩn nhận hoặc có đăng ký), số trẻ gửi nhà trẻ, lý do gửi trẻ và số giờ dịch vụ giữ trẻ mà quí vị sử dụng. Để quý vị hội đủ điều kiện được Trợ cấp Giữ trẻ, con em của quý vị cũng phải được chủng ngừa đầy đủ hoặc được miễn chủng ngừa.
Khoản Chước giảm Giữ trẻ (Child Care Rebate) bao biện 50% khoản tổn phí giữ trẻ được chuẩn nhận mà quý vị đã bỏ tiền túi ra trả, lên tới khoản tối đa là 7.500 Úc kim (có tăng theo chỉ số) cho mỗi trẻ mỗi năm (dự luật) và có thể được trả mỗi tam cá nguyệt hoặc hàng năm. Quý vị có thể hội đủ điều kiện được Chước giảm Giữ trẻ nếu quý vị dùng dịch vụ giữ trẻ được chuẩn nhận, hội đủ điều kiện được Trợ cấp Giữ trẻ và quý vị cũng như người bạn đời của quý vị đạt thỏa đáng các kiểm tra về công việc, huấn luyện hoặc học tập. Không có kiểm tra lợi tức đối với Chước giảm Giữ trẻ. Nếu quý vị hội đủ điều kiện được Trợ cấp Giữ trẻ nhưng Trợ cấp Giữ trẻ là zê-rô bởi vì lợi tức, quý vị có thể vẫn hội đủ điều kiện để nhận được Chước giảm Giữ trẻ.
Cũng có 2 hình thức trợ giúp thêm cho các gia đình có con nhỏ. Tiền thưởng khi Sinh con (Baby Bonus Payment) là tiền giúp chi tiêu thêm khi có con nhỏ. Trợ cấp Chủng ngừa Ấu nhi (Maternity Immunisation Allowance) là một khoản riêng biệt để giúp các gia đình có trẻ nhỏ đã được chủng ngừa đầy đủ hoặc được miễn các yêu cầu về chủng ngừa.
Tại Úc, có sẵn các Dịch vụ Trợ giúp Gia đình tại tất cả các văn phòng Medicare và các văn phòng Centrelink. Có thể tìm thêm thông tin kể cả các tờ thông tin đa ngữ qua: Trang mạng: www.familyassist.gov.auĐiện thoại: 136 150 (tại Úc) 131 202 (để được hướng dẫn thông tin qua các thứ tiếng khác ngoài Anh ngữ)Có thể tìm thông tin tổng quát về giáo dục ấu nhi và dịch vụ giữ trẻ qua:Trang mạng: www.mychild.gov.au Điện thoại: 133 684 (tại Úc)
Y tế
Chính phủ Úc cung ứng trợ giúp về một số chi phí y khoa, nhãn khoa, và bệnh viện qua một kế hoạch gọi là Medicare. Medicare cung ứng việc chữa trị miễn phí với cương vị là bệnh nhân (Medicare) công tại một bệnh viện công và được chữa trị miễn phí hoặc tổn phí thấp, bởi những người hành nghề chẳng hạn như bác sĩ, chuyên gia, và các nha sĩ và chuyên viên đo mắt mà có tham gia kế hoạch này (chỉ các dịch vụ đã nêu rõ). Nếu quý vị đạt tới mức quy định Lưới An toàn Medicare (Medicare Safety Net), việc đi bác sĩ hoặc đi thử nghiệm có thể còn ít tốn hơn nữa.
Muốn biết mình có hội đủ điều kiện được Medicare hay không và để đăng ký vào chương trình Medicare, quí vị hãy đến văn phòng Medicare Australia ở địa phương và đem theo sổ thông hành, giấy tờ du hành và chiếu khán thường trú. Nếu chưa có chiếu khán thường trú, quý vị cũng sẽ cần xuất trình chi tiết về đơn xin di trú/chiếu khán thường trú mà quý vị đã nộp.Hầu hết những người có chiếu khán tạm sẽ không đủ điều kiện được đăng ký vào Medicare, tuy nhiên có một số ngoại lệ, ví dụ những người đã nộp đơn xin chiếu khán thường trú và hội đủ các tiêu chuẩn cần thiết. Quý vị nên đến hỏi tại văn phòng Medicare địa phương để xem mình có hội đủ điều kiện hay không. Nếu hội đủ tất cả các điều kiện để đăng ký, quí vị sẽ có thể được cho một danh số thẻ Medicare để dùng tạm thời trong khi thẻ được gởi tới quý vị qua bưu điện trong khoảng 3 tuần lễ. Trong hầu hết trường hợp, quý vị sẽ trả tiền cho việc chăm sóc y tế và rồi nhận được khoản bồi hoàn một phần từ Medicare.
Chính phủ Úc cũng trợ giúp về chi phí hầu hết thuốc men dưới Kế hoạch Phúc lợi Dược phẩm (Pharmaceutical Benefits Scheme – PBS). Nếu quý vị cần rất nhiều thuốc men trong một năm, Lưới An toàn PBS (PBS Safety Net) có thể giúp quý vị. Một khi quý vị đạt tới mức Lưới An toàn PBS, và dược sĩ đưa cho quý vị Thẻ Lưới An toàn PBS, thuốc men PBS của quý vị sẽ rẻ hơn hoặc miễn phí suốt thời gian còn lại của năm đó. Nếu quý vị chọn mua loại thuốc có thương hiệu mắc tiền hơn hoặc bác sĩ kê toa loại thuốc có thương hiệu mắc hơn, quý vị có thể phải trả thêm tiền.
Medicare và PBS được Medicare Australia điều hành.
Medicare Australia quản trị Sổ Đăng ký Chủng ngừa Trẻ em Úc (Australian Childhood Immunisation Register, là sổ lưu trữ các chi tiết về việc chủng ngừa đã thực hiện cho các trẻ em dưới 7 tuổi. Nếu quí vị có con nhỏ dưới 7 tuổi, nhớ mang theo hồ sơ chủng ngừa của các em để giúp bác sĩ của quí vị tại Úc quyết định xem việc chủng ngừa của các em có cập nhật hay không. Quá trình chủng ngừa của con quý vị sẽ giúp quý vị đáp ứng các yêu cầu về chủng ngừa khi ghi danh cho con quý vị vào trường và đây cũng là một yêu cầu quy định đối với một số Trợ cấp Gia đình.
Medicare Australia quản trị sổ Đăng ký những người Úc Hiến tặng Bộ phận cơ thể (Sổ Đăng ký Người hiến tặng – the Donor Register). Những người trên 16 tuổi có thể đăng ký vào Sổ Donor Register về việc quyết định hiến tặng bộ phận cơ thể và mô tế bào của mình. Việc ghi tên vào sổ Đăng ký người Hiến tặng là điều tự nguyện và quý vị có thể lựa chọn các bộ phận và mô tế bào nào mà mình muốn hiến tặng. Đối với những người bị bệnh trầm trọng hoặc nguy hiểm đến tính mạng, việc ghép bộ phận hoặc mô tế bào có thể giúp họ một cơ hội nữa để sống sót.
Medicare Australia cũng điều hành Kế hoạch Nha khoa cho Thiếu niên (Medicare Teen Dental Plan). Kế hoạch Medicare Teen Dental Plan giúp những thiếu niên nào hội đủ điều kiện, tuổi từ 12 đến 17, về tổn phí kiểm tra nha khoa phòng ngừa hàng năm. Nếu quý vị hội đủ điều kiện, một lá thư và phiếu miễn phí kiểm tra (voucher) sẽ được gửi đến quý vị. Một cuộc kiểm tra nha khoa phòng ngừa (preventative dental check) có thể gồm việc chụp quang tuyến X, cạo và làm sạch răng, chữa trị với fluoride, chỉ dẫn vệ sinh răng miệng, khuyên nhủ về chế độ ăn uống và trám các lỗ hoặc chỗ nứt trong răng.
Thêm vào đó, Medicare Australia cũng cung ứng các dịch vụ và trợ cấp Trợ giúp Gia đình. Một số trợ cấp tại văn phòng Medicare địa phương gồm có Trợ cấp Thuế Gia đình, Tiền thưởng khi sinh con (Baby Bonus), Trợ cấp Giữ trẻ, Trợ cấp Mẫu nhi và Trợ cấp Chủng ngừa Mẫu nhi.
Medicare Australia có một bộ tài liệu được dịch sang 19 ngôn ngữ. Bộ tài liệu này có thông tin về các dịch vụ và chương trình của Medicare Australia và giải thích các điều kiện đòi hỏi để được các lợi bổng và tiền trợ cấp. Các bản của bộ tài liệu này có sẵn qua trang mạng của Medicare Australia hoặc tại văn phòng Medicare địa phương.Muốn biết thêm chi tiết:Trang mạng: www.medicareaustralia.gov.auE-mail: info@medicareaustralia.gov.auĐiện thoại: 132 011* – Medicare 1800 020 613** – Chương trình Tài trợ Dược phẩm 1800 653 809** – Sổ Đăng ký Chủng ngừa Trẻ em Úc 1800 777 203** – Sổ Đăng ký người Úc Hiến tặng Bộ phận cơ thể 1800 552 152** – Điện thoại dành cho người khiếm thính hoặc trở ngại về nói năng 131 450* – Dịch Vụ Thông Ngôn Phiên DịchGửi thư đến: Medicare AustraliaGPO Box 9822Tại thành phố thủ phủ của quý vị
Bảo hiểm y tế tư
Nhiều người Úc chọn cách bảo hiểm y tế tư. Các quỹ bảo hiểm này bao trả một phần hay tất cả chi phí chữa trị như là một bệnh nhân tư tại các bệnh viện công hoặc tư, và có thể nới rộng sang một số dịch vụ y tế mà chương trình Medicare không bao trả, chẳng hạn như dịch vụ nha khoa, hầu hết dịch vụ nhãn khoa và dịch vụ chuyên chở xe cứu thương. Nếu muốn xét đến việc mua bảo hiểm y tế tư, quý vị nên biết các điều sau:
1. Chước giảm Bảo hiểm Y tế tư – Quý vị hội đủ điều kiện xin Chước giảm Bảo hiểm Y tế Tư nếu quý vị hội đủ điều kiện có Medicare và có chính sách bảo hiểm sức khỏe xứng hợp mà có bao biện việc chữa trị bệnh viện, chữa trị tổng quát (phụ trội) hoặc cả hai. Khoản chước giảm thường trả lại cho quý vị 30% tổng số tổn phí bảo hiểm y tế tư (cho những người tuổi từ 65 –69 khoản chước giảm là 35%, và cho những người 70 tuổi trở lên khoản chước giảm là 40%).
2. Phụ phí Medicare – Hầu hết những người đóng thuế tại Úc đều trả khoản Phụ phí Medicare (Medicare Levy Surcharge) trong khoản tiền trả thuế. Phụ phí Medicare là khoản phụ trội 1% đánh lên những người kiếm trên mức hạn định lợi tức mà không có bảo hiểm bệnh viện tư. Mức hạn định lợi tức là (trong năm tài chánh 2010-2011) 77.000 Úc kim mỗi năm đối với người độc thân và 154.000 Úc kim mỗi năm đối với các cặp vợ chồng hoặc gia đình. Mỗi năm, mức hạn định này sẽ được tăng theo chỉ số nhằm phù hợp với các thay đổi về mức lương trung bình.
3. Bảo hiểm Y tế Trọn đời - Lifetime Health Cover (LHC) là khoản tiền có thể trả thêm vào bảo phí căn bản cho việc bảo hiểm viện phí y tế tư. Để tránh trả khoản LHC, quý vị phải mua bảo hiểm bệnh viện, từ một nhà bảo hiểm có đăng ký của Úc trước ngày hết hạn gia nhập LHC. Ngày hết hạn thường là 1 tháng Bảy tiếp sau sinh nhật 31 của quý vị, nhưng nếu là di dân mới đến Úc thì ngày hết hạn gia nhập LHC có thể trễ hơn, tùy theo tuổi của quý vị khi đến Úc.
Nếu quý vị mua bảo hiểm bệnh viện sau ngày hết hạn quý vị có thể phải trả phụ phí LHC - là 2% phụ trội trên khoản lệ phí bảo hiểm cho mỗi năm mà quý vị quá 30 tuổi, vào lúc quý vị khởi sự gia nhập bảo hiểm. Ví dụ, nếu quý vị chờ đến 40 tuổi, quý vị có thể trả thêm 20% trên tổn phí bảo hiểm bệnh viện.
Di dân mới đến Úc mà đã trên 31 tuổi không phải trả phụ phí nếu họ mua bảo hiểm bệnh viện tư trong vòng 12 tháng kể từ ngày được đăng ký là hội đủ điều kiện được các phúc lợi đầy đủ của Medicare. Điều quan trọng là nên xét đến việc mua bảo hiểm bệnh viện trong năm đầu sau khi đăng ký với Medicare. Nếu quý vị mua bảo hiểm bệnh viện sau 12 tháng kể từ ngày đăng ký với Medicare, thì có thể phải trả khoản phụ phí LHC thêm vào bảo phí. Nếu quý vị dưới 31 tuổi khi đến Úc thì hạn chót gia nhập LHC sẽ như mọi người khác (1 tháng Bảy tiếp theo sau sinh nhật 31 tuổi của mình).
Muốn biết thêm chi tiết về bảo hiểm y tế tư, xin tìm qua:Trang mạng: www.privatehealth.gov.auE-mail: privatehealth@health.gov.auGửi thư: MDP 401 Department of Health and Ageing GPO Box 9848 CANBERRA ACT 2601 AUSTRALIA
Vấn Đề Nhân Dụng ở Úc
Úc có một thị trường lao động cạnh tranh quyết liệt. Thị trường nhân dụng ở Úc tùy thuộc vào những yếu tố kinh tế, loại ngành nghề cũng như những hoàn cảnh đặc biệt có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng nhân công trong những khu vực khác nhau tại Úc. Di dân được chấp nhận định cư ở Úc chưa hẳn là sẽ kiếm được công ăn việc làm cho dù họ được liệt vào hạng có tay nghề cao đi chăng nữa.
Vào tháng Chín 2010, mức thất nghiệp tại Úc là 5,2%. Các di dân đến Úc kể từ 2006 có mức thất nghiệp khoảng 8,6% (số liệu nguyên thủy). Vào tháng Chín 2010 di dân sinh quán từ các nước nói tiếng Anh chủ yếu có mức thất nghiệp là 4,2%, trong lúc mức thất nghiệp của di dân sinh quán từ các nước khác là 5,8%. Thông thường, các di dân nào có nhiều thời gian để ổn định tại Úc sẽ có mức thất nghiệp thấp hơn. Tương tự, những người vào Úc theo Diện Kỹ năng có mức thất nghiệp thấp hơn so với những người vào Úc dưới các diện khác.
Muốn biết mình có triển vọng tìm việc làm như thế nào, nên đọc các tờ báo Úc, có đăng các mục cần người. Cũng có nhiều trang mạng đăng tin tuyển dụng trực tuyến.
Trước khi lên đường qua Úc, quí vị nên tìm hiểu xem công việc quí vị muốn kiếm có đòi hỏi hoặc điều kiện đặc biệt gì không. Nhiều công việc ở Úc đòi hỏi ứng viên phải đăng ký với hoặc được cấp giấy phép hành nghề bởi một cơ quan của tiểu bang hoặc lãnh thổ Úc, và/hay hội đủ tư cách hội viên một tổ chức chuyên nghiệp hay tổ chức kỹ nghệ nào đó.
Quí vị cần phải tìm hiểu xem loại công việc của mình có cần phải đăng ký hoặc xin giấy phép hay không. Những người phụ thuộc vào quí vị cũng phải dọ hỏi về viễn ảnh công việc của họ, cho dù họ không có ý định tìm việc ngay sau khi đến Úc.
Các di dân không có việc làm nên đăng ký với Centrelink càng sớm càng tốt sau khi họ đến Úc. Bởi vì hầu hết hết các di dân mới tới thường không hội đủ điều kiện để hưởng trợ cấp hỗ trợ lợi tức trong 2 năm đầu, họ có thể hội đủ điều kiện để nộp đơn đối với một phần nào các dịch vụ giúp tìm việc do chính phủ tài trợ thông qua các cơ quan Job Services Australia. Tuy nhiên, di dân có tư cách thường trú nhân và hội đủ các tiêu chuẩn qui định sẽ có thể đủ điều kiện để nộp đơn đối với tất cả các loại dịch vụ qua Job Services Australia.
* Có lệ phí điện thoại** Lệ phí điện thoại chỉ áp dụng nếu gọi từ điện thoại di động hoặc điện thoại trả tiền
Các dịch vụ nhân dụng, tìm việc làm và công nhận tay nghề có sẵn trên các địa chỉ Internet sau đây:• Australian Jobsearch (tin liệu về công ăn việc làm, viễn ảnh có việc làm, khan hiếm kỹ năng và nghề nghiệp ở Úc) www.jobsearch.gov.au• Australian Workplace (tin liệu về nơi làm việc tại Úc) www.deewr.gov.au• Trades Recognition Australia (sở công nhận bằng cấp ngành nghề) www.deewr.gov.au/tra• Australian Skills Recognition Information (để được công nhận các kỹ năng và bằng cấp chuyên môn nước ngoài) www.immi.gov.au/asri
Thuế tại Úc
Tại Úc, thuế là tiền trả trích từ khoản tiền quý vị kiếm được từ công việc, thương vụ hoặc đầu tư.
Sở Thuế vụ Úc (Australian Taxation Office) thâu thuế từ cá nhân và các cơ sở kinh doanh và chi trả cho các dịch vụ cộng đồng quan trọng như bệnh viện, trường học, đường xá và hỏa xa.
Thuế và cá nhân
Nếu quý vị làm việc, chủ nhân sẽ tự động khấu trừ thuế từ tiền lương hoặc tiền công của quý vị. Vào cuối mỗi năm tài chánh, quý vị nộp một bản khai thuế với Sở Thuế vụ trong đó nêu số tiền quý vị kiếm được và khoản thuế đã khấu trừ từ tiền lương của quý vị. Quý vị có thể xin giảm thuế bằng cách khai một số khoản chiết giảm và bù đắp về thuế.
Trước khi bắt đầu làm việc, quý vị nên nộp đơn đến Sở Thuế vụ để xin Danh số Hồ sơ Thuế (Tax File Number – TFN). TFN là một số riêng biệt cấp cho cá nhân hoặc cơ quan nhằm để nhận danh và lưu giữ hồ sơ. Nếu quý vị không có số TFN, chủ nhân của quý vị phải khấu trừ một khoản thuế tối đa vào tiền trả quý vị. Điều quan trọng là quý vị phải giữ an toàn số TFN của mình. Nếu quý vị cho phép ai sử dụng số TFN của mình, hoặc quý vị cho hoặc bán số này cho ai khác thì việc này có thể gây vấn đề nghiêm trọng cho quý vị.
Thuế và thương vụ
Nếu quý vị nghĩ đến việc điều hành một thương vụ tại Úc, quý vị sẽ cần TFN và Danh số Thương vụ Úc (Australian Business Number). Quý vị cũng cần phải đăng ký thuế Hàng hoá và Dịch vụ (Goods and Services Tax – GST) nếu thu nhập hàng năm của quý vị vượt trên mức 75.000 Úc kim. Quý vị sẽ cần đóng thuế trên lợi tức thương vụ của mình và có thể phải đóng thuế trên lãi vốn (capital gain) kiếm được nếu quý vị bán thương vụ hoặc tài sản của mình.
Luật Úc cũng đòi hỏi quý vị trả tiền vào trương mục hưu trí cho mỗi nhân viên mà quý vị mướn và quý vị khấu trừ tiền thuế từ lương của nhân viên của mình và gửi đến Sở Thuế vụ.Thông tin thêm
Để giúp các cơ sở kinh doanh và cá nhân biết được các nghĩa vụ và quyền hạn thuế của mình. Sở Thuế vụ có nhiều loạt sản phẩm để trợ giúp. Việc này gồm có các ấn bản Anh ngữ và các thứ tiếng, các hội thảo, thông tin trực tuyến và gặp gỡ trực diện. Sở Thuế vụ có phát hành một ấn phẩm thuyết trình miễn phí gọi là Tax in Australia – what you need to know (Thuế tại Úc – những gì quý vị cần biết) có sẵn qua DVD hoặc trực tuyến. Tax in Australia cung ứng các thông tin căn bản về hệ thống thuế, danh số TFN, việc nộp đơn khai thuế lợi tức và nhiều vấn đề khác. Bản này có qua 10 ngôn ngữ kể cả tiếng Anh.
Muốn biết thêm chi tiết:Trang mạng: www.ato.gov.auĐiện thoại: 132 861 (tại Úc) E-mail: diversity@ato.gov.au
Các Dịch vụ An cư Di dân
Bộ Di trú và Công dân tài trợ nhiều loại dịch vụ an cư nhằm giúp di dân cũng như những người đến Úc diện nhân đạo trở thành những người tham gia tích cực vào cộng đồng Úc càng sớm càng tốt sau khi đến Úc.
Chương trình Tài trợ An cư
Chương trình Tài trợ An cư (Settlement Grants Program – SGP) nhằm trợ giúp những người tị nạn và di dân nào hội đủ điều kiện, để giúp họ trở nên tự túc và tham gia bình đẳng vào xã hội Úc càng sớm càng tốt sau khi đến Úc.
Bộ Di trú và Công dân, dưới chương trình Tài trợ An cư (SGP) của bộ, tài trợ cho các cơ quan vô vụ lợi và các nơi cung ứng dịch vụ của chính phủ mà trợ giúp việc an cư cho các thân chủ hội đủ điều kiện.
Quý vị có thể nhận được dịch vụ dưới Chương trình Tài trợ An cư nếu là cư dân thường trú và đã đến Úc trong vòng 5 năm qua với cương vị là:• người được vào Úc theo diện nhân đạo;• di dân diện gia đình và có trình độ Anh ngữ thấp;• người lệ thuộc của một di dân có tay nghề, với trình độ Anh ngữ thấp và định cư tại nơi hẻo lánh hoặc vùng quê.
Một số cư dân tạm thời (những người có chiếu khán như Sắp Cưới, Bạn đời Lâm thời, người Phối ngẫu Lâm thời và Lệ thuộc Hỗ tương Lâm thời, cùng những người lệ thuộc của họ) trong các vùng quê và ngoại thành, mà có trình độ Anh ngữ thấp, cũng hội đủ điều kiện để được hưởng các dịch vụ của Chương trình Tài trợ An cư.
Các cơ quan cấp dịch vụ Chương trình Tài trợ An cư có thể giúp quý vị về thông tin hướng dẫn cách tiếp cận các dịch vụ chính mạch chẳng hạn như gia cư, giữ trẻ, nhân dụng và học tập. Họ cũng có thể giúp quý vị trong việc liên kết tới các mạng lưới hỗ trợ mà có thể giúp quý vị định cư vào cộng đồng.
Quý vị có thể tìm các cơ sở cung ứng dịch vụ an cư tại địa phương, qua www.immi.gov.au/living-in-australia/settle-in-australia/find-help/where-to-help/
Chương Trình Anh Ngữ Di Dân Tráng Niên
Học Anh ngữ là một trong những bước đầu và quan trọng nhứt mà quý vị có thể thực hiện để hướng tới việc định cư một cách thành công tại Úc và giúp quý vị đạt được các mục tiêu cá nhân, kinh tế và xã hội của mình. Nếu quý vị hội đủ điều kiện, Chương trình Anh ngữ Di dân Tráng niên có thể dạy tiếng Anh căn bản nhằm giúp quý vị ứng phó với các tình huống xã hội hàng ngày và một số tình huống nơi chỗ làm.
Nếu hội đủ điều kiện được học AMEP, quý vị có thể học tiếng Anh lên tới 510 giờ, hoặc đến khi quý vị đạt trình độ tiếng Anh căn bản, tùy theo mức nào đến trước. Nếu quý vị là di dân diện nhân đạo và đã từng có khó khăn như bị ngược đãi hoặc chấn động trước khi đến Úc, hoặc nếu đã đi học chính thức rất ít, quý vị có thể được học thêm tiếng Anh.
Quý vị nên đăng ký xin học các lớp AMEP với một cơ quan dịch vụ AMEP trong vòng 6 tháng sau khi tới Úc hoặc sau khi được tư cách thường trú. Quý vị nên khởi sự đi học trong vòng một năm, và sẽ có 5 năm để hoàn tất việc học. Các thời hạn này có thể được gia hạn đối với một số hoàn cảnh nào đó.
Chương trình AMEP cung ứng nhiều cách thức để học hỏi. Quý vị có thể đến lớp học toàn thời hoặc bán thời, học tại nhà qua chương trình học hàm thụ hoặc thực tập tiếng Anh với một người đến nhà dạy kèm. Nếu quý vị có con nhỏ chưa đến tuổi đi học, quý vị có thể gửi các em ở nơi giữ trẻ miễn phí khi quý vị đi học.
Hãy liên lạc đường dây dọ hỏi của Bộ di trú và Công dân qua số 131 881, hoặc viếng mạng thông tin của AMEP tại www.immi.gov.au/living-in-australia/help-with-english/amep để xem quý vị có học tiếng Anh với AMEP hay không và quý vị có thể đăng ký ở đâu.
Dịch Vụ Thông Phiên Dịch (TIS Toàn quốc)
Nếu quý vị cần liên lạc với ai mà họ không nói được tiếng Việt, dịch vụ thông phiên dịch toàn quốc (TIS National) có thể cung cấp một thông dịch viên 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần. Quý vị có thể gọi TIS National qua số 131 450. Hoặc là, ban bộ chính phủ, thương vụ hoặc dịch vụ cộng đồng mà quý vị muốn thảo luận có thể thay mặt quý vị để gọi đến TIS National.Dịch vụ TIS Toàn quốc có tính lệ phí dựa theo dịch vụ, tuy nhiên trong phần lớn trường hợp tổn phí công tác thông dịch đều được chi trả bởi bộ chính quyền, thương vụ hoặc dịch vụ cộng đồng mà quý vị đang gọi đến.
Nếu quý vị cần thông dịch viên khi gặp bác sĩ, quý vị có thể nhờ bác sĩ gọi đến TIS National hoặc đường dây Ưu tiên cho Bác sĩ (Doctors Priority Line). Tiệm thuốc tây cũng có thể sử dụng thông dịch viên qua điện thoại để thảo luận với quý vị. Đây là dịch vụ cung ứng miễn phí cho bác sĩ và tiệm thuốc tây.
Dịch vụ TIS Toàn quốc hoan nghênh các công dân và cư dân thường trú tại Úc gọi đến nhằm dọ hỏi về việc muốn cung ứng dịch vụ thông dịch viên theo hợp đồng, nhằm giúp thông dịch cho những người trong cộng đồng Úc. Nếu quý vị có khả năng khá về tiếng Anh và tiếng Việt hoặc thêm thứ tiếng nào khác, quý vị có thể xét đến việc nộp đơn xin làm thông dịch viên hợp đồng cho Dịch vụ TIS Toàn quốc. Xin vui lòng gọi đến Nhân viên Liên lạc Dịch vụ Thông dịch TIS Toàn quốc qua số 1300 132 621 để biết thêm chi tiết.
Muốn biết thêm thông tin về các dịch vụ do dịch vụ TIS toàn quốc cung ứng, xem www.immi.gov.au/tis
Có sẵn dịch vụ giúp dịch sang Anh ngữ các giấy tờ liên quan đến định cư (ví dụ như khai sanh hoặc hôn thú, bằng lái xe, bằng cấp và giấy tờ về việc làm) dành cho di dân nào hội đủ điều kiện, trong vòng 2 năm sau khi đến Úc hoặc được cấp thường trú. Dịch vụ này miễn phí. Muốn biết thêm chi tiết về việc dịch thuật, hãy xem www.immi.gov.au/living-in-australia/help-with-english/
Chương trình Anh ngữ của Bộ Giáo dục, Nhân dụng và Giao tế nơi Làm việc
Việc giảng dạy tiếng Anh, đọc viết và toán số cũng có qua các chương trình được nhắm sẵn do Bộ Giáo dục, Nhân dụng và Giao tế nơi Làm việc (Department of Education, Employment and Workplace Relations – DEEWR) cùng các chính phủ Tiểu bang và Lãnh thổ điều hành. DEEWR có hai chương trình đọc viết, toán số và Anh ngữ liên quan đến việc làm dành cho thân chủ ở độ tuổi làm việc (15–64 tuổi).
Chương trình thứ nhất là Chương trình Anh ngữ, Đọc viết và Toán số (Language, Literacy and Numeracy Program – LLNP) cung ứng tới 800 giờ miễn phí dạy đọc viết và toán số và ngôn ngữ liên quan đến hướng nghiệp cho những người tìm việc mà hội đủ điều kiện. LLNP nhắm cải tiến khả năng sinh ngữ và/hoặc đọc viết và toán số của học viên để giúp họ tìm được việc làm bền vững hoặc tiếp tục theo đuổi việc học tập và huấn luyện thêm nữa. Chương trình cũng cung ứng việc đào tạo chuyên môn qua việc Đào tạo Bổ túc được xếp đặt nhằm hỗ trợ các thân chủ nào bị thiệt thòi. Một số người tìm việc có các hạng loại chiếu khán chọn lọc có thể không hội đủ điều kiện cho chương trình này.
Thứ nhì là Chương trình Anh ngữ và Đọc viết nơi Chỗ làm (Workplace English Language and Literacy Program – WELL) nhằm tài trợ cho các cơ quan để họ huấn luyện kỹ năng Anh ngữ, đọc viết và toán số cho công nhân nhằm giúp đáp ứng nhu cầu hiện thời và tương lai của họ về mặt nhân dụng và đào tạo.
Chính phủ Úc cũng tài trợ để giúp các tổ chức giáo dục không công lập hoặc công lập của Tiểu bang và Lãnh thổ nhằm cung ứng các lớp tiếng Anh tăng cường dành cho học sinh di dân mới đến Úc và hội đủ điều kiện, tại các trường tiểu học và trung học, dưới chương trình Anh ngữ như là Ngôn ngữ Thứ nhì– dành cho di dân mới đến (ESL–NA). Chương trình nhắm cải tiến kết quả và cơ hội học tập cho các học sinh mới đến có nguồn gốc không nói tiếng Anh, bằng cách phát triển trình độ tiếng Anh và thúc đẩy việc tham gia của các em vào các sinh hoạt học tập chính mạch.
Các học sinh hội đủ điều kiện được nhận tối thiểu 6 tháng học tiếng Anh tăng cường tại các đơn vị/trung tâm dạy sinh ngữ tăng cường hoặc tại các trường. Mỗi địa hạt thẩm quyền chịu trách nhiệm phát triển việc thẩm định nhu cầu học sinh, giáo trình Anh ngữ như là Ngôn ngữ thứ Nhì (English as a Second Language - ESL), và cung ứng việc dạy tiếng Anh tăng cường.Muốn biết thêm chi tiết:Mạng thông tin: www.deewr.gov.au www.deewr.gov.au/skills/default.aspxĐiện thoại: 1300 363 079
Nhập quốc tịch Úc
Hầu hết các cư dân thường trú muốn trở thành công dân phải đáp ứng một số đòi hỏi nào đó trước khi nộp đơn xin nhập quốc tịch. Các đòi hỏi này kể cả việc phải cư ngụ tại Úc trong một thời khoảng nào đó và có hạnh kiểm tốt. Một khi quý vị đã đáp ứngcác đòi hỏi này, quý vị có thể nộp đơn xin quốc tịch Úc. Hầu hết những người xin quốc tịch Úc cũng cần phải đậu kỳ thi quốc tịch.
Thông tin về việc nhập quốc tịch Úc, các chi tiết thêm về các đòi hỏi về cư trú, các tiêu chuẩn hội đủ điều kiện và đơn nộp, có sẵn qua mạng thông tin về việc nhập tịch www.citizenship.gov.au hoặc gọi đến đường dây dọ hỏi về việc nhập tịch qua số 131 880 nếu gọi trong nước Úc.
Nếu cần hướng dẫn thêm hay muốn biết thêm chi tiếtHãy nhớ lấy một tập hướng dẫn Beginning a Life in Australia. Quyển này có sẵn qua Anh ngữ và 37 ngôn ngữ cộng đồng, và có sẵn tại: www.immi.gov.au/living-in-australia/settle-in-australia/beginning-life/ Các văn phòng của Bộ Di trú và Công dân tại Úc và nước ngoài cũng có các thông tin và hướng dẫn về định cư. Muốn biết thêm chi tiết, hãy xem:Bộ Di trú và Công dân vụ(Department of Immigration and Citizenship) Điện thoại: 131 881 (các dọ hỏi tổng quát và gọi trong nước Úc) www.immi.gov.auThông tin về việc xin di trú đến Úcwww.immi.gov.au/migrants/Thông tin về đời sống tại Úc www.immi.gov.au/living-in-australia/Danh sách các văn phòng di trú Úc ở nước ngoài: www.immi.gov.au/contacts/overseas/Tìm các Dịch vụ giúp An cư, quawww.immi.gov.au/living-in-australia/settle-in-australia/find-help/where-to-help/Mạng thông tin về việc nhập quốc tịchwww.citizenship.gov.au
Các Thông tin Thêm
Trường Hợp Cấp Cứu(Sở Cứu Hoả, Cảnh Sát, Xe Cứu Thương) - 24 giờ Điện thoại: 000Dịch Vụ Thông Phiên Dịch (TIS Toàn quốc) Điện thoại: 131 450www.immi.gov.au/tis/Australian Government Regional Information Service (Dịch vụ Thông tin Vùng của Chính phủ Úc)Điện thoại: 1800 026 222 www.regionalaustralia.gov.auMạng Thông tin về việc Công nhận Kỹ năng ở Úc (Australian Skills Recognition – ASRI) www.immi.gov.au/asriCông nhận Tay nghề tại Úc (Trades Recognition Australia)Điện thoại: 1300 360 992 www.deewr.gov.au/traMạng thông tin của Chính phủ Úc www.australia.gov.au